Trạm cấp cứu trên đường cao tốc thực hiện những nhiệm vụ gì? Việc thu chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông được thực hiện như thế nào?
Trạm cấp cứu trên đường cao tốc thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 5 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc như sau:
Nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trạm cấp cứu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc báo cáo đột xuất về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc được quy định như sau:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT Bộ trưởng Bộ Y tế;
Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trạm cấp cứu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc báo cáo đột xuất về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cấp cứu trên đường cao tốc (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông trên đường cao tốc có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông.
2. Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông.
Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Việc thu chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:
Chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Đối với người bị tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Đối với người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.
Theo đó, đối với người bị tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đối với người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?