Trại tạm giam Công an tỉnh có thuộc đối tượng được trang bị súng trường không? Thẩm quyền trang bị vũ khí?
Súng trường có phải vũ khí quân dụng hạng nặng không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì súng trường (súng cầm tay) là vũ khí quân dụng.
Trại tạm giam Công an tỉnh có thuộc đối tượng được trang bị súng trường không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
...
b) Trại giam, trại tạm giam;
...
Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định như sau:
Loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị
1. Các đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này căn cứ tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ công tác đề xuất cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho các loại súng được trang bị;
b) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư này được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được trang bị các loại vũ khí thể thao;
d) Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
2. Công an các đơn vị, địa phương căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này lập dự trù số lượng, loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cần trang bị gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Trại tạm giam Công an tỉnh có thể được trang bị súng trường và đạn sử dụng cho loại súng này.
Trại tạm giam Công an tỉnh có thuộc đối tượng được trang bị súng trường không? Thẩm quyền trang bị vũ khí? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền trang bị súng trường cho Trại tạm giam Công an tỉnh được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về thẩm quyền trang bị súng trường cho Trại tạm giam Công an tỉnh như sau:
Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được thành lập.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) căn cứ loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã được trang bị để quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý.
4. Trường hợp Công an cấp tỉnh khi có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có báo cáo gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Theo đó, thẩm quyền trang bị súng trường cho Trại tạm giam Công an tỉnh được quy định như tại Điều trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?