Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng là gì? Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng được ghi trong hợp đồng bảo hiểm được tính như thế nào?
Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng là gì?
Bảo hiểm công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng như sau:
"Điều 14. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này."
Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng được ghi trong hợp đồng bảo hiểm được tính như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng như sau:
"Điều 13. Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử."
Theo đó, về thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. (tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP).
Ngoài ra từng loại bảo hiểm công trình xây dựng quy định về thời hạn cụ thể tại Điều 13 như trên.
Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình xây dựng được quy định thế nào?
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình xây dựng phải được ghi vào hợp đồng bảo hiểm như sau:
"Điều 15. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
...
4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng phải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
b) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:
Trên cơ sở dự toán giá trị công trình xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm như sau:
- Kỳ thanh toán đầu tiên: Thanh toán tối thiểu 10% tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) đối với các hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Các kỳ thanh toán tiếp theo: Số tiền thanh toán, tiến độ thanh toán phí bảo hiểm của từng kỳ thanh toán tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhưng không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) theo quy định của pháp luật.
- Kỳ thanh toán cuối cùng: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trước mười lăm (15) ngày tính đến ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm.
- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này."
Theo đó, từ quy định trên thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình được ghi trong hợp đồng bảo hiểm có hai cách thanh toán đó là thanh toán phí bảo hiểm một lần và thanh toán phí bảo hiểm theo kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?