Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị thuộc về cơ quan nào? Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị bao gồm những gì?
Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định.
Việ tổ chức lập hồ sơ này sẽ căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị.
Khu vực phát triển đô thị (Hình từ Internet)
Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị bao gồm những gì?
Theo Điều 10 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị như sau:
Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
1. Tờ trình.
2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:
a) Tên khu vực phát triển đô thị;
b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
h) Thời hạn thực hiện dự kiến;
j) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
k) Đề xuất hình thức quản lý hoặc thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Thành lập mới hoặc sử dụng Ban quản lý khu vực phát triển đô thị sẵn có để quản lý từng khu vực phát triển đô thị,
Theo đó, nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị bao gồm tờ trình; báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến.
Với báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến gồm các nội dung như tên khu vực phát triển đô thị; địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa); mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị; thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị và các nội dung khác được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị như sau:
Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:
a) Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
c) Khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành một đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên theo quy hoạch đã được phê duyệt;
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị là Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng các khu vực phát triển đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?