Trách nhiệm hình sự đối với kiểm toán, kế toán? Nếu có thì mức xử lý hình sự được quy định như thế nào?

Xin chào, chị muốn hỏi khi kế toán viên báo cáo tài chính thì có nguy cơ đi tù hay không? Hoặc ngoài ra, có bị xử lý theo hình thức nào khác theo quy định pháp luật hay không? Ngoài ra, chị muốn biết thêm báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và của Nhà nước pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Mong được các em giải đáp thắc mắc giúp chị!

Kiểm toán và kế toán là gì?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán 2015 định nghĩa kế toán như sau:

"8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động."

Từ định nghĩa kế toán trên, thì có thể hiểu kế toán viên là người thu thập xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính…

Hiện nay chưa có định nghĩa hay khái niệm cụ thể về kiểm toán, nhưng dựa vào khái niệm kế toán có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

Kiểm toán viên chính là người kiểm tra lại các tài liệu xử lý và phân tích, thông tin kinh tế, tài chính mà kế toán là lập và báo cáo.

Trách nhiệm hình sự đối với kiểm toán, kế toán

Trách nhiệm hình sự đối với kiểm toán, kế toán

Nếu gây hậu quả nghiêm trọng có nguy cơ đi tù không?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể mức xử phạt, vi phạm hình sự về kiểm toán. Nhưng có quy định về kế toán cụ thể tại Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;

+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;

+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;

+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.

- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

+ Vì vụ lợi;

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 5 năm tù. Do đó, trường hợp nếu chị làm kế toán mà vi phạm pháp luật về tội trạng trên vẫn bị đi tù chị nha.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và của Nhà nước pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 29 và Điều 30 Luật Kế toán 2015 quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và nhà nước như sau:

*Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính;

+ Báo cáo kết quả hoạt động;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

- Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

+ Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

+ Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

+ Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

+ Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

- Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

- Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.

*Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước

- Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

- Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;

+ Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

- Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:

+ Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

- Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

- Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.

Trên đây là báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và nhà nước chị có thể tham khảo.

Kiểm toán TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TOÁN
Kế toán Tải trọn bộ các quy định về Kế toán hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không?
Pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào? Nguyên tắc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế trong kế toán theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán đã lập trong Báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang Đồng Việt Nam không?
Pháp luật
Cổ đông trong công ty có được quyền thuê đơn vị kiểm toán độc lập vào kiểm toán lại báo cáo tài chính của công ty không?
Pháp luật
Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
Pháp luật
Luật Kế toán mới nhất 2024 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất? Luật Kế toán đã bị sửa đổi bao nhiêu lần?
Pháp luật
Vợ có được phép làm kế toán của công ty trong trường hợp chồng làm giám đốc công ty cổ phần đó không?
Pháp luật
Kỳ kế toán đối với công ty mới thành lập trong trường hợp nào thì được phép cộng dồn với kỳ kế toán tiếp theo?
Pháp luật
Kế toán quản trị tại các bộ phận liên quan có thuộc thẩm quyền giám sát của kế toán trưởng hay không?
Pháp luật
Kế toán có được phép thực hiện hoạt động thu khoản thu bằng tiền mặt không? Nếu không được mà vẫn làm thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kế toán của đơn vị sự nghiệp chỉ có trách nhiệm kiểm tra và thanh toán chứ không lập chứng từ có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán
18,630 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Xem toàn bộ văn bản về Kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào