Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
- Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định công tác dự phòng thảm họa trong nội dung đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban như thế nào?
- Việc tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đối với các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc Việt Nam do cơ quan nào chủ trì?
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định công tác dự phòng thảm họa trong nội dung đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023:
Theo đó, Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định công tác dự phòng thảm họa trong nội dung đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban như sau:
- Xây dựng hệ thống dự phòng cho các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu của Ủy ban và các đơn vị trực thuộc.
- Hệ thống dự phòng phải thay thế được hệ thống chính trong vòng 4 giờ kể từ khi hệ thống chính có sự cố không khắc phục được.
- Tối thiểu 03 tháng một lần, phải chuyển hoạt động từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng để đảm bảo tính đồng nhất và sẵn sàng của hệ thống dự phòng.
- Tối thiểu 03 tháng một lần, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống dự phòng.
Ngoài ra, Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định vấn đề về kiểm soát và khắc phục sự cố như sau:
- Ban hành quy trình, trách nhiệm khắc phục và phòng ngừa sự cố công nghệ thông tin, đảm bảo sự cố được xử lý trong thời gian ngắn nhất và giảm thiểu khả năng sự cố lặp lại.
- Quá trình xử lý sự cố phải được ghi chép và lưu trữ tại đơn vị.
- Thu thập, ghi chép, bảo toàn bằng chứng, chứng cử phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý, khắc phục và phòng ngừa sự cố.
Trong trường hợp sự cố về công nghệ thông tin có liên quan đến các vi phạm pháp luật, đơn vị có trách nhiệm thu thập và cung cấp chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền đúng theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định công tác dự phòng thảm họa trong nội dung đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đối với các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc Việt Nam do cơ quan nào chủ trì?
Căn cứ tại Điều 19 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về trách nhiệm trong công tác kiểm tra đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trách nhiệm trong công tác kiểm tra đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
1. Trung tâm Chuyển đổi số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đối với các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc.
2. Các cơ quan liên quan được mời tham gia đoàn kiểm tra: Cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin tham gia đoàn kiểm tra do Trung tâm Chuyển đổi số tổ chức; phối hợp với đoàn kiểm tra xây dựng các tiêu chí và quy trình kỹ thuật kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Như vậy, Trung tâm Chuyển đổi số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đối với các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
Theo quy định tại Điều 17 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc
1. Lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban trong công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của đơn vị mình và có trách nhiệm thi hành và phổ biến quy chế này tới CCVC thuộc đơn vị mình.
2. Khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin, kịp thời áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất mức thiệt hại có thể xảy ra báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số để kịp thời khắc phục.
3. Phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số lên phương án dự phòng nhằm khắc phục sự cố và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục; 100% các ứng dụng giao dịch điện tử phải được đảm bảo về an toàn thông tin.
5. Lên kế hoạch đầu tư cần thiết để đảm bảo và tăng cường an ninh an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
6. Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình an ninh, an toàn thông tin tại đơn vị mình, gửi về Trung tâm Chuyển đổi số để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban.
Theo đó, khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin, các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải:
- Kịp thời áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất mức thiệt hại có thể xảy ra
- Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc.
Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số để kịp thời khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?