Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước không?
- Cơ quan nào có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự?
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Theo đó thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra phải được bồi thường theo quy định và được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Đối với hoạt động thi hành án dân sự thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 bao gồm những trường hợp sau:
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
- Ra hoặc không ra một trong các quyết định sau đây trái pháp luật:
+ Thi hành án;
+ Hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án;
+ Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
+ Cưỡng chế thi hành án;
+ Hoãn thi hành án;
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
+ Tiếp tục thi hành án;
- Tổ chức thi hành hoặc không tổ chức thi hành một trong các quyết định quy định nêu trên trái pháp luật.
Theo đó trong hoạt động thi hành án dân sự thì trách nhiệm bồi thường Nhà nước bao gồm những hoạt động, hành vi nêu trên.
Bồi thường của Nhà nước (Hình từ Internet)
Trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại Điều 21 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
4. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
5. Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
6. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
7. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Như vậy, trong hoạt động thi hành án dân sự thì có thể sử dụng Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước.
Ngoài quyết định này cũng có thể sử dụng những văn bản sau làm căn cứ yêu cầu bồi thường:
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
- Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Cơ quan nào có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, cơ quan được nhắc đến trong quy định trên là các cơ quan có quyền giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?