Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào? Có được miễn đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không?

Tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thế nào? Quy định về đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm ra sao? Hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm có thể bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh (Nam Định).

Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào?

Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào?

Trách nhiệm báo cáo của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm như sau:

(1) Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền:

+ Báo cáo định kỳ: Báo cáo hoạt động sáu (06) tháng trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12 hằng năm (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).

+ Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(2) Báo cáo khi có thay đổi liên quan đến phạm vi hoạt động kiểm nghiệm được chỉ định, trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày có thay đổi. Các nội dung thay đổi phải báo cáo bao gồm:

+ Tư cách pháp nhân;

+ Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo;

+ Chính sách và thủ tục;

+ Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email;

+ Nhân sự, cán bộ chủ chốt, thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường làm việc hoặc các nguồn lực khác nếu có tác động đến hệ thống quản lý;

+ Các biện pháp khắc phục khi được yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

(3) Cơ sở kiểm nghiệm còn phải thực hiện các nội dung sau:

+ Đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả kiểm nghiệm đối với các phép thử được chỉ định;

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra trong và ngoài nước khi có sự yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm;

+ Chi trả phí, lệ phí cho việc đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động cơ sở kiểm nghiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Như vậy, cơ sở kiểm nghiệm có trách nhiệm báo cáo định kỳ (Báo cáo hoạt động 06 tháng trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12 hằng năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Có được miễn đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm như sau:

Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm
Đoàn đánh giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm (không áp dụng đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch này). Các bước tiến hành đánh giá như sau:
1. Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm đối với yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này;
2. Lập Báo cáo đánh giá cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
3. Kết luận của đoàn đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trên cơ sở báo cáo khắc phục của cơ sở kiểm nghiệm, nếu cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm.

Như vậy, Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm, trừ trường hợp không áp dụng đánh giá đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTN như sau:

Đối với cơ sở kiểm nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp, hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC - International Laboratory Accreditation Cooperation), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC - Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005, đăng ký chỉ định các chỉ tiêu/phép thử trong phạm vi đã được công nhận: nộp các tài liệu nêu tại Điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này; bản sao (có chứng thực) chứng chỉ công nhận, danh mục, phạm vi công nhận.

Hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm có thể bị xử phạt như sau:

Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được công nhận chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của cơ sở kiểm nghiệm;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm, thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu không lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kết quả phân tích phiếu kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu;
b) Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
c) Cung cấp kết quả kiểm nghiệm, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm sai sự thật;
d) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức hình phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu từ 06 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này.
c) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi vi phạm về kiểm nghiệm thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Kiểm nghiệm thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm nghiệm thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai có trách nhiệm chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu nhân sự lao động?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động? Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trải qua thủ tục nào?
Pháp luật
Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không? Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm có bắt buộc phải là bản chính không?
Pháp luật
Trường hợp nào cần thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được miễn kiểm tra giám sát trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm thì có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải đảm bảo những yêu cầu nào? Cơ sở kiểm nghiệm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm nghiệm thực phẩm
2,491 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm nghiệm thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm nghiệm thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào