Tổng vốn đầu tư khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những chi phí nào?
- Tổng vốn đầu tư trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những chi phí nào?
- Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu được tính bao nhiêu tổng vốn đầu tư trong lựa chọn nhà đầu tư?
- Nguồn chi phí thanh toán cho các khoản chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu được sử dụng từ nguồn nào?
Tổng vốn đầu tư trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những chi phí nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Cơ quan quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế, cơ quan khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
5. Tổng vốn đầu tư gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) và chi phí khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
Theo đó, tổng vốn đầu tư trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) và chi phí khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
Tổng vốn đầu tư khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những chi phí nào? (Hình từ Internet)
Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu được tính bao nhiêu tổng vốn đầu tư trong lựa chọn nhà đầu tư?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
d) Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định được thuê tư vấn để thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp nhân sự của mình không đủ năng lực để thực hiện. Trong trường hợp này, chi phí lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng như sau:
a) Chi phí được xác định căn cứ nội dung, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định của pháp luật và các yếu tố khác;
b) Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng vốn đầu tư.
...
Theo đó, đối với chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu sẽ được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng trong lựa chọn nhà đầu tư.
Nguồn chi phí thanh toán cho các khoản chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu được sử dụng từ nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 115/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
...
5. Nguồn kinh phí thanh toán cho các khoản chi tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định.
6. Căn cứ lập dự toán các khoản chi gồm: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất; chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
7. Việc lập, phê duyệt, chấp hành dự toán các khoản chi lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt, chấp hành dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước, gồm:
a) Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại khoản 6 Điều này, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định lập dự toán chi theo từng nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều này, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
...
Theo đó, nguồn kinh phí thanh toán cho các khoản chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện hồ sơ dự thầu được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định.
Xem thêm: Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP được quy định ra sao?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thái Tuế là gì? Phạm Thái Tuế có nghĩa là gì? Cúng giải hạn sao Thái Tuế là tín ngưỡng hay mê tín dị đoan?
- Mẫu Tờ trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Tờ trình theo Nghị định 30 chi tiết? Tải về file word Mẫu Tờ trình?
- Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản đăng ký Đề nghị xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là mẫu nào? Tải về mẫu bản đảng ký?
- Năm cá nhân thần số học là gì? Cách tính như thế nào? Xem thần số học có phải là mê tín dị đoan?