Tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 là bao lâu?
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 như thế nào?
- Tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 là bao lâu?
- Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 gồm những ai?
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 như thế nào?
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4853/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 3 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành (gồm 4 chuyên đề);
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 là bao lâu?
Tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4853/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1- Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm có 03 phần
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 3 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành (gồm 4 chuyên đề);
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
b) Thời gian bồi dưỡng
- Tổng thời gian là 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết;
+ Ôn tập: 10 tiết;
+ Kiểm tra: 06 tiết;
+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết;
+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 04 tiết.
Như vậy, tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 là 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết;
+ Ôn tập: 10 tiết;
+ Kiểm tra: 06 tiết;
+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết;
+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 04 tiết.
Tổng thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 là bao lâu? (Hình từ Internet)
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 gồm những ai?
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 được quy định tại tiểu mục 2 Mục V Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4853/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
...
2. Giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình này bao gồm: Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học có chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng II trở lên) quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học; những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo có chức danh tương đương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2017/TT-BGDĐT, có trình độ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục hệ dự bị đại học;
- Giảng viên tham gia giảng dạy cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.
b) Yêu cầu về dạy - học
- Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành;
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giúp cho việc học tập và công tác sau này.
c) Yêu cầu đối với học viên
- Nắm bắt được những hiểu biết cần thiết đối với chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I;
- Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, có tác phong và phương pháp làm việc đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.
...
Theo đó, Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng 1 gồm:
- Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học có chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng II trở lên) quy định tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV (Thông tư này bị thay thế bởi Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT), có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học;
- Những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo có chức danh tương đương chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT, có trình độ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục hệ dự bị đại học;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?