Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất mà ngân sách nhà nước chi trả tối đa là bao nhiêu? Khách hàng vay vốn ngân hàng để được hỗ trợ lãi suất thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất mà ngân sách nhà nước chi trả tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
"Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này, trong đó quy định cách thức quản lý để đảm bảo tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không vượt quá 40.000 tỷ đồng.
b) Tổng hợp kế hoạch hỗ trợ lãi suất, thông báo và điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định này.
c) Thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại.
d) Tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất năm 2022, năm 2023 của các ngân hàng thương mại; báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cả chương trình theo quy định tại Nghị định này.
đ) Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì thành lập Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng để kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định này; ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành, trong đó quy định nguyên tắc, phương pháp kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất, nhiệm vụ của các thành viên Tổ và các nội dung khác.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
..."
Theo quy định nêu trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định, trong đó quy định cách thức quản lý để đảm bảo tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không vượt quá 40.000 tỷ đồng.
Như vậy, mức hỗ trợ lãi suất mà ngân sách nhà nước chi trả không được vượt quá 40.000 tỷ đồng.
Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất mà ngân sách nhà nước chi trả tối đa là bao nhiêu? Ngân hàng thương mại có những trách nhiệm nào trong việc thực hiện hỗ trợ lãi suất?
Ngân hàng thương mại có những trách nhiệm nào trong việc thực hiện hỗ trợ lãi suất?
Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại như sau:
"Điều 10. Tổ chức thực hiện
...
6. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cho vay, xác định đối tượng khách hàng vay đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, thực hiện thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
b) Báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ, số liệu đề nghị thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
c) Cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền các tài liệu liên quan đến việc hỗ trợ lãi suất khi được yêu cầu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y), bao gồm: thỏa thuận cho vay, chứng từ nhận nợ hoặc các giấy tờ tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, thu nợ, bảng kê tích số để xác định số tiền hỗ trợ lãi suất, chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất (sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng để xác định số tiền hỗ trợ lãi suất hoặc phiếu hạch toán chuyển đến khách hàng số tiền được hỗ trợ lãi suất hoặc các chứng từ chứng minh khác).
d) Hoàn trả ngân sách nhà nước và thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
đ) Công bố công khai thời điểm dừng hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
..."
Theo đó, ngân hàng thương mại có những trách nhiệm theo quy định nêu trên trong việc thực hiện hỗ trợ lãi suất ngân hàng.
Khách hàng vay vốn ngân hàng để được hỗ trợ lãi suất thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ lãi suất cho vay như sau:
"Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất
1. Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.
3. Khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
b) Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ."
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất (sau đây gọi là khách hàng) thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63); trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg .
b) Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
..."
Theo đó, khách hàng vay vốn ngân hàng để được hỗ trợ lãi suất phải đáp ứng một số điều kiện sau:
- Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định;
- Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam;
- Khoản vay được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023;
- Khoản vay sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?