Tổng Kiểm toán nhà nước có được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định không?
Tổng Kiểm toán nhà nước có được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội không?
Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Ban hành quyết định kiểm toán.
2. Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
6. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội.
Phiên họp toàn thể của Quốc hội được diễn ra như thế nào?
Phiên họp toàn thể của Quốc hội được diễn ra theo quy định tại Điều 17 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Phiên họp toàn thể của Quốc hội
1. Phiên họp toàn thể của Quốc hội gồm phiên trù bị, phiên khai mạc, phiên bế mạc, nghe thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo, các phiên thảo luận, chất vấn và biểu quyết thông qua.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
3. Quốc hội họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội và tiến hành một số nội dung khác.
4. Đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Trường hợp người đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo không thể thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo trước Quốc hội thì những chủ thể sau được phân công thuyết trình,trình bày văn bản:
a) Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cấp phó của người đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo theo sự phân công của cấp trưởng;
c) Thành viên Ban soạn thảo dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội trình theo sự phân công của đại biểu Quốc hội.
6. Vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội bố trí.
Tổng Kiểm toán nhà nước có được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định không? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Căn cứ trên quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng thời gian giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?