Tổng hợp mẫu báo cáo của chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam? Tải về mẫu?
- Tổng hợp mẫu báo cáo của chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam? Tải về mẫu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thay đổi chuyên gia tính toán hay không?
- Chuyên gia tính toán có phải là người quản lý tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam?
Tổng hợp mẫu báo cáo của chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam? Tải về mẫu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
4. Định kỳ hàng năm, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chuyên gia tính toán báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo Mẫu báo cáo số 13-NT Phụ lục VIII (đối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ), Mẫu báo cáo số 10-SK Phụ lục IX (đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe); Mẫu báo cáo số 14-PNT Phụ lục VI (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam định kỳ hằng năm, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính phải thực hiện báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo các mẫu sau:
- Mẫu báo cáo số 13-NT Phụ lục VIII đối với chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tải về
- Mẫu báo cáo số 10-SK Phụ lục IX đối với chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe. Tải về
- Mẫu báo cáo số 14-PNT Phụ lục VI đối với chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. Tải về
Trên đây là tổng hợp mẫu báo cáo của chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Tổng hợp mẫu báo cáo của chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam? Tải về mẫu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thay đổi chuyên gia tính toán hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ; vốn được cấp;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
g) Đầu tư ra nước ngoài, bao gồm việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được tự ý thay đổi chuyên gia tính toán mà phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi.
Chuyên gia tính toán có phải là người quản lý tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các chức danh sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
c) Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Người quản lý của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các chức danh sau đây:
a) Giám đốc, Phó giám đốc;
b) Kế toán trưởng, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người kiểm soát tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ;
c) Chuyên gia tính toán.
...
Như vậy, theo quy định thì chuyên gia tính toán là người kiểm soát có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam mà không phải là người quản lý doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?