Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải là người không được có mối quan hệ gia đình với những đối tượng nào?
- Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải là người không được có mối quan hệ gia đình với những đối tượng nào?
- Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
- Việc bổ nhiệm Tổng giám đốc do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nơi khác được thực hiện ra sao?
Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải là người không được có mối quan hệ gia đình với những đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải là người không được có mối quan hệ gia đình với:
- Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
- Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;
- Kiểm soát viên công ty.
Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải là người không được có mối quan hệ gia đình với những đối tượng nào? (hình từ internet)
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Như vậy, việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
- Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
Việc bổ nhiệm Tổng giám đốc do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nơi khác được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP thì việc bổ nhiệm Tổng giám đốc do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nơi khác được thực hiện như sau:
Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm.
Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định;
- Trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.
Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?