Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội sẽ bị xử lý như thế nào nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được?
- Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có được quyền bán các khoản nợ phải thu hay không?
- Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội sẽ bị xử lý như thế nào nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được?
- Số tiền không có khả năng thu hồi thì sẽ được bù đắp bằng cách nào?
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có được quyền bán các khoản nợ phải thu hay không?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc quản lý các khoản nợ phải thu như sau:
Quản lý các khoản nợ phải thu
...
2. Quyền hạn của VIETTEL
VIETTEL được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật về mua bán nợ, bao gồm cả các khoản nợ phải thu trong hạng, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi để thu hồi vốn. Việc bán nợ chỉ được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ này. Trường hợp do bán nợ mà dẫn tới VIETTEL bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến phải giải thể, phá sản thì Tổng giám đốc VIETTEL và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ đã bán phải bồi thường theo quy định của pháp luật, Điều lệ của VIETTEL.
Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật về mua bán nợ, bao gồm cả các khoản nợ phải thu trong hạng, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi để thu hồi vốn.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có được quyền bán các khoản nợ phải thu hay không? (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội sẽ bị xử lý như thế nào nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc quản lý các khoản nợ phải thu như sau:
Quản lý các khoản nợ phải thu
1. Trách nhiệm của VIETTEL:
a) VIETTEL có trách nhiệm mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu nợ. Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, VIETTEL phải theo dõi chi tiết theo từng loại ngoại tệ, cuối kỳ đánh giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá theo quy định.
b) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;
c) Tổng giám đốc VIETTEL có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định tại khoản này thì Tổng giám đốc VIETTEL sẽ bị chủ sở hữu xem xét miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp từ 02 lần trở lên. Nếu vì không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoái vốn của Nhà nước tại VIETTEL thì Tổng giám đốc VIETTEL phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được.
Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định thì Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội sẽ bị xử lý như sau:
(1) Bị chủ sở hữu xem xét miễn nhiệm.
(2) Trường hợp không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoái vốn của Nhà nước tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Số tiền không có khả năng thu hồi thì sẽ được bù đắp bằng cách nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc quản lý các khoản nợ phải thu như sau:
Quản lý các khoản nợ phải thu
1. Trách nhiệm của VIETTEL:
...
d) Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng hoặc cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó có khả năng thanh toán. VIETTEL có trách nhiệm trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.
VIETTEL có trách nhiệm xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Số tiền không có khả năng thu hồi sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của VIETTEL.
Các khoản nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý, VIETTEL vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và phản ánh ở tài khoản ngoài bằng cân đối kế toán theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính về việc trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các hiện pháp để thu hồi nợ. Sô tiền thu hồi được sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ hạch toán vào thu nhập của VIETTEL.
...
Như vậy, đối với số tiền không có khả năng thu hồi sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể liên quan thì sẽ được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính.
Trường hợp còn thiếu thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?