Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Phan Dũng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về thời gian, địa điểm tiếp công dân như sau:

Thời gian, địa điểm tiếp công dân
1. Thời gian tiếp công dân
Vào những ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần), hết giờ làm việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu trú tại trụ sở Tiếp công dân.
- Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Tại trụ sở: Số 150 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
3. Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo:
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Như vậy, Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không?

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? (Hình từ Internet)

Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nghĩa vụ gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của người tiếp công dân;
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Như vậy, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nghĩa vụ sau:

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của người tiếp công dân;

+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
Pháp luật
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2025? Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
777 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào