Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo là bao nhiêu? Quy định nội bộ về cho vay đối với hộ nghèo gồm những nội dung nào?
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
...
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
4. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo không được vượt quá 100 triệu đồng.
Việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa bàn nơi cho vay;
b) Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với 01 khách hàng tài chính vi mô là hộ nghèo tối đa là 100 triệu đồng.
Việc cho vay đối với hộ nghèo phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa bàn nơi cho vay;
- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo là bao nhiêu? Quy định nội bộ về cho vay đối với hộ nghèo gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô về cho vay đối với hộ nghèo gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng quy định nội bộ có nội dung về cho vay đối với khách hàng là hộ nghèo, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
(1) Các tiêu chí để xác định khách hàng là người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn (khu vực đô thị) hoặc tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn (khu vực nông thôn);
Tổ chức tài chính vi mô tham khảo quy định về cá nhân sinh sống trên địa bàn tại các đơn hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn và:
- Mức thu nhập thường xuyên không phải đóng thuế thu nhập cá nhân;
- Mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng của hộ gia đình;
- Mức thu nhập bình quân đầu người theo vùng/khu vực;
- Mức lương tối thiểu theo vùng, miền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố;
- Các tiêu chí khác có liên quan để xây dựng, ban hành tiêu chí về khách hàng là người lao động tự do.
(2) Quy định cụ thể về tổ vay vốn, trong đó phải tối thiểu có các nội dung sau:
- Mục đích thành lập tổ vay vốn;
- Số lượng thành viên tham gia tổ vay vốn; trong đó số lượng thành viên một tổ vay vốn tối thiểu là 05 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
- Chế độ hoạt động tổ vay vốn bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
+ Sinh hoạt định kỳ: tối thiểu hằng tháng;
+ Số lượng tổ viên tối thiểu tham gia sinh hoạt định kỳ;
- Quy trình bình xét, lựa chọn tổ viên để giải ngân vốn vay;
- Tiêu chuẩn, điều kiện của người đứng đầu tổ vay vốn;
- Quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên của tổ vay vốn;
- Quan hệ của tổ vay vốn với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Quy trình xét duyệt cho vay và giải ngân vốn vay.
(4) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích.
Tổ chức tài chính vi mô có được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
...
7. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
..
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô không được phép mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?