Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km? Chính sách phát triển đường sắt cao tốc như thế nào?

Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km? Chính sách phát triển đường sắt cao tốc của nhà nước như thế nào? 09 yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao bao gồm những gì theo quy định?

Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km?

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 172/2024/QH15 quy định như sau:

Điều 2
1. Mục tiêu:
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.
2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
a) Phạm vi: Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Quy mô: đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 05 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;
...

Như vậy, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km?

Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km? (Hình từ Internet)

Chính sách phát triển đường sắt cao tốc của nhà nước như thế nào?

Chính sách phát triển đường sắt cao tốc theo Điều 79 Luật Đường sắt 2017 như sau:

Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao
1. Các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao.
3. Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
4. Phát triển đường sắt tốc độ cao đồng bộ, hiện đại.

Theo đó, chính sách phát triển đường sắt cao tốc được quy định như sau:

- Các chính sách quy định tại Điều 5 Luật Đường sắt 2017:

+ Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.

+ Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.

+ Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.

+ Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.

+ Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.

Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

- Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao.

- Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

- Phát triển đường sắt tốc độ cao đồng bộ, hiện đại.

09 yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao bao gồm những gì theo quy định?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Đường sắt 2017 quy định 09 yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao như sau:

(1) Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác.

(2) Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

(3) Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn.

(4) Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

(5) Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác chạy tàu an toàn.

(6) Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

(7) Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.

(8) Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

(9) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác.

Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng chiều dài dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu km? Chính sách phát triển đường sắt cao tốc như thế nào?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam dự kiến hoàn thành vào năm 2035 theo Nghị quyết 172 có đúng không?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: 1.713.548 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư của dự án theo Nghị quyết 172 có đúng không?
Pháp luật
Đường sắt cao tốc Bắc Nam là gì? Chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam theo Nghị quyết 172?
Pháp luật
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hiện nay là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
Pháp luật
Số dân tái định cư đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sơ bộ? 4 quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?
Pháp luật
Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?
Pháp luật
Bao giờ hoàn thành Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ được quyết định điều gì?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt có nội dung thế nào?
Pháp luật
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
5 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào