Tời trục mỏ là gì? Người vận hành tời trục mỏ phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy chuẩn hiện nay?
Tời trục mỏ trong ngành công nghiệp khai thác mỏ là gì?
Theo Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT về An toàn tời trục mỏ có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tời trục mỏ là tên gọi chung của tời mỏ và trục tải mỏ là thiết bị nâng, hạ được sử dụng trong công nghiệp khai thác mỏ.
2. Tời mỏ là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp ≤ 2000 mm.
3. Trục tải mỏ là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp > 2000 mm.
4. Tời trục mỏ giếng đứng là tời trục mỏ được lắp đặt để vận tải trong các đường lò có góc dốc từ 45° đến 90°.
5. Tời trục mỏ giếng nghiêng là tời trục mỏ được lắp để vận tải trong các đường lò có góc dốc < 45°.
6. Tời trục mỏ cáp một đầu là tời trục mỏ mà một đầu cáp tải được liên kết và quấn trên tang tời, đầu còn lại được nối với phương tiện vận chuyển hoặc nối với cơ cấu móc tải.
7. Tời trục mỏ vô cực là tời trục mỏ mà cáp và goòng chạy liên tục theo một vòng kín.
8. Tời trục mỏ ma sát là tời trục mỏ dùng tang ma sát để truyền chuyển động từ tang đến cáp tải.
...
Theo đó, tời trục mỏ là tên gọi chung của tời mỏ và trục tải mỏ là thiết bị nâng, hạ được sử dụng trong công nghiệp khai thác mỏ.
Một số tời trục mỏ được dùng trong công nghiệp khai thác mỏ gồm: tời trục mỏ giếng đứng, tời trục mỏ giếng nghiêng, tời trục mỏ cáp một đầu, tời trục mỏ vô cực và tời trục mỏ ma sát.
Tời trục mỏ là gì? Người vận hành tời trục mỏ phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy chuẩn hiện nay? (Hình từ Internet)
Tời trục mỏ trong ngành công nghiệp khai thác mỏ được phân loại như thế nào?
Việc phân loại tời trục mỏ được quy định tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT về An toàn tời trục mỏ như sau:
Phân loại tời trục mỏ
Tời trục mỏ được phân ra các loại:
1. Theo vị trí lắp đặt: Tời trục mỏ lắp đặt trên mặt đất và tời trục mỏ lắp đặt trên tháp.
2. Theo độ dốc của giếng mỏ: Tời trục mỏ giếng đứng và tời trục mỏ giếng nghiêng.
3. Theo công dụng: Tời trục mỏ chở người, tời trục chở hàng, tời trục mỏ chở hàng - người.
4. Theo kết cấu của tang: Tang trụ, tang côn, tang trụ-côn, tang ma sát, tang đơn, tang kép.
5. Theo số lượng tang: Tời trục mỏ một tang, tời trục mỏ hai tang, tời trục mỏ ba tang.
6. Theo dạng năng lượng truyền động: Tời trục mỏ dẫn động bằng động cơ điện, động cơ thủy lực, động cơ khí nén.
7. Theo nguyên lý hoạt động: Tời hữu cực, tời vô cực.
8. Theo chức năng, nhiệm vụ: Tời trục mỏ giếng chính, tời trục mỏ giếng phụ.
Theo quy chuẩn vừa nêu thì tời trục mỏ sẽ được phân loại dựa theo các tiêu chí sau:
- Theo vị trí lắp đặt;
- Theo độ dốc của giếng mỏ;
- Theo công dụng;
- Theo kết cấu của tang;
- Theo số lượng tang;
- Theo dạng năng lượng truyền động;
- Theo nguyên lý hoạt động;
- Theo chức năng, nhiệm vụ.
Người vận hành tời trục mỏ phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy chuẩn hiện nay?
Quy định về an toàn kỹ thuật khi vận hành tời trục mỏ được quy định tại Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT về An toàn tời trục mỏ như sau:
Các quy định chung
...
2. Quy định chung về trình tự đưa tời trục mỏ vào hoạt động
2.1. Hoàn thiện hồ sơ quản lý về kỹ thuật an toàn theo quy định tại Khoản 1, Điều này.
2.2. Đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý về kỹ thuật an toàn, người vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tời trục mỏ, có kết quả kiểm tra sát hạch về nội dung đã đào tạo, huấn luyện.
2.3. Biên bản kiểm tra chạy thử không tải và có tải theo quy định của Nhà chế tạo.
3. Quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn tời trục mỏ
3.1. Đối tượng phải được huấn luyện: Những người làm các công tác quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, tín hiệu và chất dỡ tải tời trục mỏ.
3.2. Nội dung huấn luyện, giảng viên huấn luyện
a) Theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường.
b) Một số quy định bổ sung về nội dung huấn luyện an toàn tời trục mỏ được liệt kê tại Phụ lục I Quy chuẩn này.
...
Như vậy, người vận hành (cán bộ quản lý) tời trục mỏ phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, người vận hành tời trục mỏ còn cần phải tuân thủ một số quy định bổ sung về nội dung huấn luyện an toàn tời trục mỏ được liệt kê tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT về An toàn tời trục mỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?