Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bao lâu?
- 07 Hình phạt chính và 07 Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội theo Bộ luật Hình sự hiện hành?
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như sau:
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với các hình phạt sau:
- Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người đồng phạm khác sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hình phạt cao nhất đối với người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là tử hình.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tội phạm không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Như vậy, đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thuộc Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 nên sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
07 Hình phạt chính và 07 Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội theo Bộ luật Hình sự hiện hành?
Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với người phạm tội, trong đó:
07 Hình phạt chính bao gồm:
(1) Cảnh cáo;
(2) Phạt tiền;
(3) Cải tạo không giam giữ;
(4) Trục xuất;
(5) Tù có thời hạn;
(6) Tù chung thân;
(7) Tử hình.
07 Hình phạt bổ sung bao gồm:
(1) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
(2) Cấm cư trú;
(3) Quản chế;
(4) Tước một số quyền công dân;
(5) Tịch thu tài sản;
(6) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
(7) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?