TOÀN VĂN Điều lệ Công đoàn khóa 13? Tải Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 mới nhất? Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn?
TOÀN VĂN Điều lệ Công đoàn khóa 13? Tải Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 mới nhất?
>> Hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa 13
Ngày 25/12/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 2399/QÐ-TLĐ về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII.
Tải về TOÀN VĂN Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13
Theo đó, Công đoàn Việt Nam, tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra, nhằm mục đích:
- Tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh;
- Đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
- Giám sát phản biện xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, luôn gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
TOÀN VĂN Điều lệ Công đoàn khóa 13? Tải toàn văn Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 mới nhất? (Hình từ Internet)
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 là gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII ban hành kèm theo Quyết định 2399/QÐ-TLĐ năm 2024 Tải về quy định đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam như sau:
(1) Đối tượng kết nạp
- Người lao động là công dân Việt Nam làm công hưởng lương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, tuyển dụng, sử dụng người lao động và trả lương, tiền công theo quy định; người làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
(2) Điều kiện gia nhập
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;
- Tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
(3) Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia các hình thức tập hợp do Công đoàn Việt Nam tổ chức.
Mô tả Huy hiệu Công đoàn Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 6.1 Mục 6 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024 mô tả Huy hiệu Công đoàn Việt Nam như sau:
- Bánh xe răng công nghiệp có 13 răng màu đen không bị che lấp, đặt ở trung tâm quả địa cầu, phía trên bánh xe răng công nghiệp có Quốc kỳ Việt Nam ở chính giữa.
- Thước cặp màu đen đặt bên trong bánh xe răng công nghiệp, trên nền màu xanh da trời.
- Quyển sách màu trắng đặt chính giữa, phía trước, bên dưới bánh xe răng công nghiệp.
- Toàn bộ hình tròn lớn có nền màu vàng kim loại, đường kinh tuyến, vĩ tuyến màu trắng.
- Phía dưới là băng dải lụa cuốn cách điệu màu xanh coban, bên trong dải lụa có chữ “CĐVN”.
Theo đó, việc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
- Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn Việt Nam.
- Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam gồm:
+ Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.
+ Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
+ Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn.
+ Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp.
+ Thẻ đoàn viên công đoàn.
+ Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục công nhận người lao động có thu nhập thấp năm 2025 ở cấp xã theo Quyết định 967 thực hiện ra sao?
- Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp việc trong lĩnh vực nào? Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm gì?
- Khả năng khởi động đen là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen?
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán có chức năng gì? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay được quy định ra sao?
- Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?