Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
- Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
- Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những loại chi phí nào?
- Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phê duyệt, sau khi có ý kiến thẩm định của ai?
Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
b) Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý.
c) Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý.
....
Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước.
Lưu ý:
Tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
- Cơ quan được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
- Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý.
- Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý.
Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những loại chi phí nào?
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Chi phí kiểm kê, đo vẽ.
- Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ.
- Chi phí xác định giá, thẩm định giá.
- Chi phí tổ chức bán vật liệu, vật tư thu hồi.
- Chi phí bảo vệ, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Lưu ý:
- Mức chi làm căn cứ lập dự toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nêu trên được quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
+ Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
+ Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo hợp đồng ký giữa cơ quan quản lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan quản lý tài sản (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính.
+ Văn bản thẩm định dự toán của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP: 01 bản chính.
+ Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao.
+ Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ và các dịch vụ khác (nếu có); hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phê duyệt, sau khi có ý kiến thẩm định của ai?
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản, trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phê duyệt, sau khi có ý kiến thẩm định của:
a) Cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
b) Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý.
c) Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý.
...
Theo đó, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản, trình Thủ trưởng cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phê duyệt, sau khi có ý kiến thẩm định của:
- Cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 44/2024/NĐ-CP đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
- Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý.
- Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?