Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì?

Cho tôi hỏi toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì? Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị gồm những toa nào? Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu các dụng cụ thiết bị nào? Trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Mỹ Kha đến từ Nha Trang.

Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị gồm những toa nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Toa xe đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc).

Như vậy, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc).

Toa xe đường sắt đô thị

Toa xe đường sắt đô thị (Hình từ Internet)

Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có những thông tin chỉ dẫn gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Thông tin, chỉ dẫn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
1. Toa xe đường sắt đô thị phải có thông tin, chỉ dẫn bằng chữ, hình vẽ, phát thanh, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ và ga tiếp theo trên tuyến đường, hướng dẫn cách xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp; chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng. Riêng với toa xe điều khiển đầu đoàn tàu, bên ngoài toa xe phải có thông tin điểm đến của đoàn tàu.
2. Thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Chỉ dẫn bằng chữ cho khách hàng trên toa xe phải được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Như vậy, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải có thông tin, chỉ dẫn bằng chữ, hình vẽ, phát thanh, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ và ga tiếp theo trên tuyến đường, hướng dẫn cách xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng.

Riêng với toa xe điều khiển đầu đoàn tàu, bên ngoài toa xe phải có thông tin điểm đến của đoàn tàu.

Toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu các dụng cụ thiết bị nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Trang thiết bị phục vụ khách hàng trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
Toa xe đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu gồm các dụng cụ thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm; thiết bị chiếu sáng; thiết bị điều hòa không khí, thông gió; thiết bị truyền thanh; ghế ngồi ưu tiên; thiết bị chữa cháy; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; hộp thuốc sơ cấp cứu khách hàng.

Theo đó, toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu gồm các dụng cụ thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm.

Phải có thiết bị chiếu sáng; thiết bị điều hòa không khí, thông gió; thiết bị truyền thanh; ghế ngồi ưu tiên; thiết bị chữa cháy; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; hộp thuốc sơ cấp cứu khách hàng.

Trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGTVT quy định thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị như sau:

Thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị
1. Trên toa xe đường sắt đô thị loại Mc hoặc Tc tại buồng lái phải có ít nhất các thiết bị sau: đồng hồ báo tốc độ, thiết bị bảo vệ đoàn tàu tự động (ATP), thiết bị cảnh báo tự động (AWS), thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật. Bên ngoài toa xe điều khiển có trang bị camera an ninh (CCTV).
2. Trên toa xe đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các thiết bị sau: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết.
3. Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ cứu hộ cứu nạn, thi công cầu đường sắt có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 30km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤ 25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.

Như vậy, trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn sau đây: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết.

Đường sắt đô thị Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đường sắt đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trước khi đưa vào khai thác thì đường sắt đô thị xây dựng mới có cần phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Ga khu đoạn là gì? Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
Pháp luật
Ga trung gian là gì? Với các ga đường sắt trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn nằm ở vị trí nào?
Pháp luật
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Đường lánh nạn là gì? Đường lánh nạn trên tuyến đường sắt quốc gia chỉ được thiết kế, xây dựng khi nào?
Pháp luật
Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị được xây dựng nhằm mục đích gì? Có những thành phần cơ bản nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không báo cáo kịp thời các vi phạm về kết nối tuyến đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao?
Pháp luật
Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao?
Pháp luật
Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị là gì và phải đảm bảo thực hiện được các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt đô thị
2,104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt đô thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào