Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bao gồm những ai? Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bao gồm những ai?
Cơ cấu tổ chức của Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội căn cứ theo Điều 55 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương
1. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ trên quy định Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bao gồm:
- Chánh án Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội;
- Phó Chánh án Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội;
- Thẩm phán Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội;
- Thẩm tra viên;
- Thư ký Tòa án;
- Công chức khác và người lao động.
Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ theo Điều 56 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương
1. Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Theo đó, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bao gồm những ai? Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của ai?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ theo Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.
Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
...
Như vậy, theo quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?