Tòa án nhân dân Tối cao có các ngạch Thẩm tra viên nào? Do ai có quyền bổ nhiệm công chức vào các ngạch?
Tòa án nhân dân tối cao có các ngạch Thẩm tra viên nào?
Tòa án nhân dân tối cao có các ngạch Thẩm tra viên được quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định nêu trên thì Tòa án nhân dân Tối cao có các ngạch Thẩm tra viên:
- Thẩm tra viên;
- Thẩm tra viên chính;
- Thẩm tra viên cao cấp.
Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao?
Thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao được quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao.
Tòa án nhân dân Tối cao có các ngạch Thẩm tra viên nào? Do ai có quyền bổ nhiệm công chức vào các ngạch? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao được quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
...
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo đó, Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân Tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
- Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
- Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?