Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai ra quyết định thành lập?
- Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai ra quyết định thành lập?
- Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ thế nào?
- Trưởng Ban Giám khảo, Trưởng Tiểu ban giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là ai?
Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai ra quyết định thành lập?
Theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thư ký Ban Giám khảo
1. Tổ thư ký Ban Giám khảo do Trưởng Ban tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập, gồm tổ trưởng và các thành viên.
...
Theo quy định nêu trên thì Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Trưởng Ban tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập.
Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm tổ trưởng và các thành viên.
Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thư ký Ban Giám khảo
...
2. Tổ thư ký Ban Giám khảo có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Giám khảo hoặc Trưởng Tiểu ban giám khảo.
a) Chuẩn bị các văn bản cần thiết về chấm thi và ghi điểm, ghi biên bản các cuộc họp của Ban Giám khảo;
b) Chuẩn bị và lưu trữ biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban Giám khảo (nếu có);
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Ban Giám khảo.
Theo đó, Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Giám khảo hoặc Trưởng Tiểu ban giám khảo:
- Chuẩn bị các văn bản cần thiết về chấm thi và ghi điểm, ghi biên bản các cuộc họp của Ban Giám khảo;
- Chuẩn bị và lưu trữ biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban Giám khảo (nếu có);
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Ban Giám khảo.
Tổ thư ký Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai ra quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Giám khảo, Trưởng Tiểu ban giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là ai?
Theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về Trưởng Ban Giám khảo, Trưởng Tiểu ban giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như sau:
- Trưởng Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Phó Trưởng Ban Tổ chức kiêm nhiệm;
Trưởng Ban Giám khảo có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
+ Điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Giám khảo, phân công trách nhiệm cho trưởng tiểu ban và các ủy viên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 5 của Điều này;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân với Trưởng Ban Tổ chức về toàn bộ kết quả đánh giá các nội dung thi;
+ Liên hệ thường xuyên với Ban Tổ chức, Ban Thư ký, Tiểu Ban Giám khảo và các tổ giúp việc khác để phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến đánh giá các nội dung thi;
+ Báo cáo kết quả chấm thi của Ban Giám khảo cho Trưởng Ban Tổ chức;
+ Đề xuất Trưởng Ban Tổ chức điều chuyển, thay thế, bổ sung giám khảo trong trường hợp cần thiết;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Hội thi theo sự phân công của Trưởng Ban Tổ chức.
- Trưởng Tiểu ban giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm:
+ Những người bảo đảm tiêu chuẩn giảng viên theo quy định hiện hành, người đã đạt giải trong Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc;
+ Hoặc những người có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên, làm công việc liên quan đến giáo dục và đào tạo, có đạo đức tốt, có kinh nghiệm và năng lực sư phạm tốt.
Trưởng Tiểu Ban Giám khảo có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
+ Điều hành toàn bộ các hoạt động của Tiểu ban, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ủy viên trong Tiểu ban thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 5 của Điều này; thực hiện nhiệm vụ của ủy viên giám khảo;
+ Báo cáo kết quả chấm thi của Tiểu ban cho Trưởng Ban Giám khảo; phản ánh kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến các nhiệm vụ, quyền hạn của Tiểu ban với Trưởng Ban Giám khảo để cùng xử lý, giải quyết;
+ Bàn giao, bảo quản hồ sơ chấm thi (phiếu đánh giá và tài liệu cần thiết khác) từ Trưởng Ban Giám khảo hoặc từ Ban Thư ký phân phối cho các ủy viên;
+ Thay mặt Tiểu ban trả lời thắc mắc về kết quả đánh giá nội dung thi của giảng viên dự thi tại Tiểu ban; chịu trách nhiệm với Trưởng Ban Giám khảo về kết quả đánh giá nội dung thi của Tiểu ban;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến đánh giá các nội dung thi theo sự phân công của Trưởng Ban Giám khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?