Tổ nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội huyện có được tham gia vào việc thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Tổ nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội huyện có được tham gia vào việc thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Tổ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội có cần cung cấp thông tin về quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hay không?
- Việc chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định do tổ nghiệp vụ nào thực hiện?
Tổ nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội huyện có được tham gia vào việc thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 3660/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ
1. Nhiệm vụ chung
a) Tham mưu Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức, triển khai chế độ, chính sách, nghiệp vụ, chuyên môn của Tổ. Tham mưu Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp với cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
b) Đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
c) Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại theo quy định.
d) Tham mưu giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các yêu cầu, đề nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công.
e) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia;
...
Như vậy, theo quy định, tổ nghiệp vụ có nhiệm vụ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại theo quy định.
Tổ nghiệp vụ trực thuộc Bảo hiểm xã hội huyện có được tham gia vào việc thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Tổ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội có cần cung cấp thông tin về quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 3660/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng Tổ Nghiệp vụ
...
2.2. Tổ Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
a) Tổ chức thực hiện giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý, theo dõi tăng, giảm số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
b) Tham mưu Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
c) Tham mưu Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phân cấp quản lý.
d) Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Giải quyết các kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện giao.
Như vậy, tổ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội định kỳ phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động.
Hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định do tổ nghiệp vụ nào thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 3660/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng Tổ Nghiệp vụ
...
2.5. Tổ Kế toán
a) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thực hiện tạm ứng kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, tổng hợp và lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện.
c) Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
d) Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý và quyết định tài chính, kế toán của đơn vị.
đ) Tổ chức thực hiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
e) Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. Phân loại, sắp xếp chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện giao.
Như vậy, tổ nghiệp vụ kế toán sẽ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?