Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được tổ chức ở bao nhiêu Cụm? Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định thế nào?
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được tổ chức ở bao nhiêu Cụm?
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được tổ chức ở bao nhiêu Cụm? (Hình từ Internet)
Theo điểm b, điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền
..
4. Tổ chức Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành
...
b) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc (Kho tiền Trung ương tại Hà Nội):
Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc;
01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, thư ký Hội đồng giám sát, kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc.
c) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam (Kho tiền Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh):
Lãnh đạo Chi Cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam;
01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên;
01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam.
…
Theo đó, Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được tổ chức ở 02 Cụm, cụ thể:
- Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc (Kho tiền Trung ương tại Hà Nội):
+ Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 Lãnh đạo cấp Vụ (hoặc cấp Phòng) thuộc Vụ Tài chính - Kế toán: Ủy viên;
+ 01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ: Ủy viên Hội đồng, thư ký Hội đồng giám sát, kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc.
- Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam (Kho tiền Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh):
+ Lãnh đạo Chi Cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam;
+ 01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên;
+ 01 Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên kiêm thư ký giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam.
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát
1. Tổ giúp việc Hội đồng giám sát (gọi tắt là Tổ giúp việc) gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát Tổ giúp việc có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên.
a) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc: chủ yếu trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ. Trong trường hợp cần thiết sẽ trưng tập công chức thuộc Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Quản trị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội.
b) Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam: trưng tập các công chức thuộc Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2. Công chức tham gia Tổ giúp việc phải có đủ phẩm chất, năng lực, nắm vững quy trình nghiệp vụ và các quy định về công tác tiêu hủy tiền và giám sát tiêu hủy tiền.
3. Hàng năm, căn cứ yêu cầu và điều kiện thực tế, Chủ tịch Hội đồng giám sát trình Thống đốc phê duyệt số lượng công chức trưng tập tham gia Tổ giúp việc từ các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này. Thủ trưởng đơn vị có công chức được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách và lý lịch trích ngang của công chức được trưng tập theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này.
…
Theo đó, Tổ giúp việc Hội đồng giám sát gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát Tổ giúp việc bao gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên.
- Giám sát Cụm tiêu hủy phía Bắc: chủ yếu trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ. Trong trường hợp cần thiết sẽ trưng tập công chức thuộc Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Quản trị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội.
- Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam: trưng tập các công chức thuộc Chi cục Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Công chức tham gia Tổ giúp việc phải có đủ phẩm chất, năng lực, nắm vững quy trình nghiệp vụ và các quy định về công tác tiêu hủy tiền và giám sát tiêu hủy tiền.
Hàng năm, căn cứ yêu cầu và điều kiện thực tế, Chủ tịch Hội đồng giám sát trình Thống đốc phê duyệt số lượng công chức trưng tập tham gia Tổ giúp việc từ các đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị có công chức được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách và lý lịch trích ngang của công chức được trưng tập theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-NHNN.
Thành viên Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền nhận được những quyền lợi gì?
Theo Điều 10 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Quyền lợi của những người tham gia giám sát tiêu hủy tiền
Các thành viên Hội đồng giám sát và Tổ giúp việc ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp lương do Nhà nước chi trả theo chế độ quy định còn được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định đối với công chức tham gia công tác tiêu hủy tiền.
Theo đó, các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được nhận những quyền lợi sau:
- Chế độ tiền lương, phụ cấp lương do Nhà nước chi trả theo chế độ quy định.
- Hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định đối với công chức tham gia công tác tiêu hủy tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?