Tổ Công tác xã hội thuộc đơn vị nào trong bệnh viện? Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại đâu?

Liên quan đến hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện thì Tổ Công tác xã hội thuộc đơn vị nào trong bệnh viện? Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại đâu? Câu hỏi của chị Thư đến từ Đà Nẵng.

Tổ Công tác xã hội thuộc đơn vị nào trong bệnh viện?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BYT có quy định:

Hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
Căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn. giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện sau đây:
1. Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện;
2. Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Theo đó, căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn. giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.

Trong đó, Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Tổ Công tác xã hội

Tổ Công tác xã hội (hình từ Internet)

Nhiệm vụ chung về công tác xã hội của bệnh viện đối với Tổ Công tác xã hội là gì?

Tại Điều 2 Thông tư 43/2015/TT-BYT có nêu như sau:

- Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:

+ Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;

+ Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;

+ Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

+ Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

+ Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

- Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

+ Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

+ Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:

+ Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

+ Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

- Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

- Hỗ trợ nhân viên y tế:

+ Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

+ Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

- Đào tạo, bồi dưỡng:

+ Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;

+ Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.

- Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại đâu?

Về nơi bố trí Tổ Công tác xã hội ta căn cứ tại Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BYT như sau:

Cơ sở vật chất và trang thiết bị
1. Phòng, Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại vị trí thuận lợi, dễ tiếp xúc với người bệnh trong bệnh viện và được trang bị đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổ Hỗ trợ người bệnh phải được bố trí ở trung tâm của Khoa khám bệnh, ở vị trí người dân dễ nhận biết và dễ tiếp xúc.

Theo đó, Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại vị trí thuận lợi, dễ tiếp xúc với người bệnh trong bệnh viện và được trang bị đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định người làm công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
Pháp luật
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Pháp luật
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
Pháp luật
Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
Pháp luật
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là gì? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp 8 biểu mẫu về công tác xã hội theo Nghị định 110 mới nhất là những mẫu nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội là mẫu nào? Nguyên tắc thực hành công tác xã hội gồm những gì?
Pháp luật
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội
3,327 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào