Tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép không?
- Việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định thế nào?
Tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 9, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
...
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vận hành, vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị, phương tiện, máy móc, động cơ, lò phản ứng hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động sử dụng lò phản ứng hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
Lò phản ứng hạt nhân (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 400.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ không có quyền xử phạt tổ chức này.
Việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như sau:
Xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
1. Hồ sơ đề nghị cho phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Thiết kế chi tiết lò phản ứng hạt nhân và các công trình có liên quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Báo cáo phân tích an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng;
g) Kế hoạch tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân;
h) Báo cáo thẩm định an toàn;
i) Tài liệu khác có liên quan.
2. Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng.
3. Việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
4. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp giấy phép vận hành chính thức lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép xây dựng và giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Như vậy, việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?