Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng là gì? Tổ chức vận hành có trách nhiệm cung cấp thông tin gì cho Đơn vị giám sát?
Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là tổ chức trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
5. Giám sát hệ thống thanh toán quan trọng là việc theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng; kiểm tra, đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị (nếu cần thiết) để góp phần tăng cường đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
...
Như vậy, tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng là tổ chức trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng là gì? (hình từ internet)
Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm cung cấp thông tin gì cho Đơn vị giám sát?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo, cung cấp thông tin của tổ chức vận hành
1. Tổ chức vận hành có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước về hệ thống thanh toán do mình vận hành như sau:
a) Báo cáo số liệu hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này qua hệ thống thông tin báo cáo;
b) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, định kỳ năm về tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này qua hệ thống thông tin báo cáo;
c) Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo này được thực hiện định kỳ 03 năm một lần theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp thực hiện, tiêu chuẩn áp dụng và phương thức, thời hạn gửi báo cáo.
2. Tổ chức vận hành có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Đơn vị giám sát ngay khi phát hiện sự cố gây gián đoạn quá 30 phút hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng, bao gồm thông tin về thời điểm phát hiện sự cố, mô tả sơ bộ sự cố qua địa chỉ thư điện tử gshttt_vtt@sbv.gov.vn để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khắc phục sự cố, tổ chức vận hành có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này qua hệ thống thông tin báo cáo.
3. Tổ chức vận hành có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến những thay đổi về quy trình nghiệp vụ; chính sách, quy trình quản lý rủi ro; quy chế thành viên của hệ thống thanh toán qua địa chỉ thư điện tử gshttt_vtt@sbv.gov.vn trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi.
Như vậy, tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Đơn vị giám sát ngay khi phát hiện sự cố gây gián đoạn quá 30 phút hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng, bao gồm thông tin về thời điểm phát hiện sự cố, mô tả sơ bộ sự cố qua địa chỉ thư điện tử gshttt_vtt@sbv.gov.vn để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khắc phục sự cố, tổ chức vận hành có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-NHNN qua hệ thống thông tin báo cáo.
Lưu ý: Tổ chức vận hành có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến những thay đổi về quy trình nghiệp vụ; chính sách, quy trình quản lý rủi ro; quy chế thành viên của hệ thống thanh toán qua địa chỉ thư điện tử gshttt_vtt@sbv.gov.vn trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi.
Nội dung giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 41/2024/TT-NHNN thì nội dung giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm:
- Tình hình hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch qua hệ thống.
- Hoạt động quản trị rủi ro đối với hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai.
- Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
- Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thay đổi về quy trình nghiệp vụ, quy chế thành viên của hệ thống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?