Tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được mở tài khoản tự doanh vào thời điểm nào? Tài khoản tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những giao dịch thu chi nào?
Tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được mở tài khoản tự doanh vào thời điểm nào?
Tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được mở tài khoản tự doanh vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Mở tài Khoản tự doanh
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh phải mở 01 (một) tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
...
Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh phải mở 01 (một) tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi.
Theo Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN) quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 (ba) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;
- Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
- Báo cáo về việc tuân thủ các quy định về giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của năm liền kề năm nộp hồ sơ;
- Quy định nội bộ về quản lý hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
Tài khoản tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những giao dịch thu chi nào?
Theo Điều 18 Thông tư 10/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được sử dụng tài Khoản tự doanh để thực hiện các giao dịch thu, chi bao gồm:
(1) Các giao dịch thu:
- Thu ngoại tệ từ tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức tự doanh;
- Thu mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng được phép để thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Thu ngoại tệ chuyển về nước từ việc bán công cụ đầu tư ở nước ngoài;
- Thu cổ tức và nguồn thu hợp pháp khác liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
(2) Các giao dịch chi:
- Chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để mua các công cụ đầu tư được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài;
- Chi thanh toán các chi phí phát sinh tại nước ngoài liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
- Chi chuyển Khoản sang tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức tự doanh đó;
- Các Khoản chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Dựa vào căn cứ nào để xác nhận hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài?
Theo Điều 21 Thông tư 10/2016/TT-NHNN quy định:
Xác định hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
2. Căn cứ tổng hạn mức tự doanh hàng năm và cơ sở để xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh quy định tại Khoản 1 Điều 27 nghị định 135/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho từng tổ chức tự doanh.
…
Theo đó, căn cứ tổng hạn mức tự doanh hàng năm và cơ sở để xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho từng tổ chức tự doanh, cụ thể như sau:
- Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Quy mô vốn của tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; quy mô tài sản của tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
- Tỷ lệ đầu tư an toàn của tổ chức tự doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định (không áp dụng đối với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước);
- Tình hình hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức tự doanh của các năm trước;
- Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Lưu ý: Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định 135/2015/NĐ-CP thì:
- Chậm nhất ngày 15 tháng 4 hàng năm, tổ chức tự doanh có nhu cầu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký hạn mức tự doanh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Chậm nhất ngày 15 tháng 5 hàng năm, căn cứ cơ sở xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh tại Khoản 1 Điều này và hồ sơ hợp lệ của tổ chức tự doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho các tổ chức tự doanh. Trường hợp không xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc xác định hạn mức tự doanh, trình tự, thủ tục, đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?