Tổ chức tín dụng khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm không?
- Tổ chức tín dụng khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm không?
- Tổ chức tín dụng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào?
Tổ chức tín dụng khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN quy định như sau:
Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu khách hàng:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện tư vấn, chào bán bảo hiểm.
2. Chào bán bảo hiểm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông tin về các khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để thẩm định và phát hành hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm.
Các nội dung thực hiện chào bán bảo hiểm bao gồm:
- Tổ chức tín dụng chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng;
- Tổ chức tín dụng nhận và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông tin về các khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để thẩm định và phát hành hợp đồng bảo hiểm.
Tổ chức tín dụng khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà mình đang làm đại lý; không được tác động để khách hàng mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; không được xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
2. Nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quản lý theo hệ thống đại lý bảo hiểm chung của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được liên kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhưng phải đảm bảo việc giao kết hợp đồng bảo hiểm riêng, tách biệt với các giao kết khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm độc lập về sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, khi thực hiện hoạt động chào bán bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà mình đang làm đại lý;
- Không được tác động để khách hàng mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; không được xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
- Nhân viên tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quản lý theo hệ thống đại lý bảo hiểm chung của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
- Tổ chức tín dụng được liên kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhưng phải đảm bảo việc giao kết hợp đồng bảo hiểm riêng, tách biệt với các giao kết khác của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm độc lập về sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào?
Theo đó, tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN có quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:
- Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và không mang tính bắt buộc;
- Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
- Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo dõi đầy đủ, chính xác và chuyển toàn bộ các khoản phí bảo hiểm thu được và bất kỳ khoản thanh toán của khách hàng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
Chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Bồi thường và bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ các khoản phí và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải gánh chịu do hành vi vi phạm của nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gây ra khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thủ tục phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2025 tại cấp trung ương?
- Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được xác định như thế nào?
- Nội dung phương án kỹ thuật thi công, dự toán rà phá bom mìn bao gồm những gì? Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ lập phương án kỹ thuật ra sao?
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?