Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trong thời gian nào?
Đại diện ngoài tố tụng có phải là hình thức trợ giúp pháp lý hay không?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý như sau:
Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý
1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Tham gia tố tụng;
b) Tư vấn pháp luật;
c) Đại diện ngoài tố tụng.
Như vậy, đại diện ngoài tố tụng là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định.
Ngoài ra, hoạt động đại diện ngoài tố tụng trong trợ giúp pháp lý thường mang một số các đặc điểm như sau:
- Phạm vi đại diện của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này thường hẹp, phụ thuộc vào ý chí của người được trợ giúp pháp lý và các quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực quản lý; và chỉ đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Việc đại diện theo ủy quyền được xác lập hợp pháp bằng văn bản;
- Người được đại diện là người được trợ giúp pháp lý, họ thường là người có khó khăn về điều kiện đi lại, tình hình sức khỏe, trình độ học vấn,...
- Bên thứ ba trong hoạt động đại diện ngoài tố tụng của trợ giúp viên pháp lý/luật sư bao giờ cũng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên đại diện do trợ giúp viên pháp lý, luật sư (gồm: luật sư ký hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý; luật sư thuộc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; luật sư thuộc tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý) thực hiện.
- Luật sư thuộc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý luật sư, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm, trợ giúp viên pháp lý được nhận thù lao/bồi dưỡng do Nhà nước chi trả khi thực hiện vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
Đại diện ngoài tố tụng có phải là hình thức trợ giúp pháp lý hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về đại diện ngoài tố tụng như sau:
Đại diện ngoài tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Lưu ý: Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
Quyền của người được trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào theo quy định?
Quyền của người được trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; cụ thể như sau:
- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?