Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trước hay sau ngày khai trương?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trước hay sau ngày khai trương?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi có bị phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là bao lâu?
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trước hay sau ngày khai trương?
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trước hay sau ngày khai trương, theo khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
a) Đơn đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi;
b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trước ngày khai trương chậm nhất là 15 ngày.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi có bị phạt không?
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi có bị phạt theo điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi;
b) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận bảo hiểm đối với tiền gửi không được bảo hiểm quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
b) Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi có bị phạt cảnh cáo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?