Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ của khách hàng hay không?
- Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ của khách hàng hay không?
- Hội đồng xử lý rủi ro có những nhiệm vụ gì?
- Sau khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ có được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý ra khỏi ngoại bảng không?
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ của khách hàng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về Hội đồng xử lý rủi ro như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Xem xét, đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.
b) Quyết nghị việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
c) Quyết nghị phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và các biện pháp để thu hồi nợ.
d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ của khách hàng.
Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ của khách hàng hay không? (Hình từ Internet)
Hội đồng xử lý rủi ro có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về Hội đồng xử lý rủi ro như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Xem xét, đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.
b) Quyết nghị việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
c) Quyết nghị phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và các biện pháp để thu hồi nợ.
d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng xử lý rủi ro có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Xem xét, đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.
(2) Quyết nghị việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
(3) Quyết nghị phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và các biện pháp để thu hồi nợ.
(4) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
Sau khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ có được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý ra khỏi ngoại bảng không?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về sử dụng dự phòng như sau:
Sử dụng dự phòng
...
4. Việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay không phải là xóa nợ cho khách hàng. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro cho vay.
5. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Đối với số tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã đưa vào ngoại bảng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
6. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay ra khỏi ngoại bảng.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính quy mô nhỏ chỉ được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay ra khỏi ngoại bảng sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?