Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ nào? Trách nhiệm của người đứng đầu?
Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ như thế nào?
Chế độ làm việc của Tổ chức phối hợp liên ngành được quy định tại Điều 14 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Chế độ làm việc
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.
Theo quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 14 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu Tổ chức phối hợp liên ngành là Thủ tướng Chính phủ có những trách nhiệm gì?
Người đứng đầu Tổ chức phối hợp liên ngành là Thủ tướng Chính phủ có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
- Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động.
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Điều động, trưng tập chuyên gia.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 16 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
đ) Điều động, trưng tập chuyên gia;
e) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
g) Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
h) Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
i) Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều này.
Căn cứ trên quy định người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Điều động, trưng tập chuyên gia;
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
- Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
Ngoài người đứng đầu là Phó Thủ tướng Chính phủ thì Tổ chức phối hợp liên ngành còn bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023), ngoài người đứng đầu là Phó Thủ tướng Chính phủ thì Tổ chức phối hợp liên ngành còn bao gồm:
- Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 7 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:
Thành phần
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm:
a) Cấp phó là Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng trở lên.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu gồm:
a) Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là Phó Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng.
3. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Căn cứ trên quy định ngoài người đứng đầu là Phó Thủ tướng Chính phủ thì Tổ chức phối hợp liên ngành còn bao gồm:
- Cấp phó là Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng trở lên;
- Thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?