Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có được gây quỹ tại Việt Nam? Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có được phép thuê trụ sở hay không?
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có được gây quỹ tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài như sau:
"1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 25 của Nghị định này và tuân thủ pháp luật Việt Nam."
Căn cứ Điều 4 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"Nghiêm cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các hành vi sau:
1. Tổ chức, thực hiện các hoạt động chính trị, tôn giáo và các hoạt động không phù hợp với lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
2. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, không phục vụ mục đích nhân đạo, phát triển.
3. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động liên quan đến rửa tiền, khủng bố.
4. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động xâm hại đạo đức xã hội. thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc.
5. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam."
Căn cứ Điều 16 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về quy định chung như sau:
"1. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam phải theo đúng nội dung được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Quyền, trách nhiệm của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có Văn phòng đại diện hoặc Văn phòng dự án được quy định cụ thể trong văn bản thỏa thuận khung ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này)."
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì pháp luật Việt Nam có quy định các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì được thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm tại Điều 4 và các hoạt động đó phải phù hợp với nội quy được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.
Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài
Trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ra sao?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài như sau:
"1. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này), đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt động được xác định trong Giấy đăng ký.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo, tiến hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này) yêu cầu."
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có được phép thuê trụ sở tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở và nhân viên như sau:
"Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở và được tuyển nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép, phù hợp với Giấy đăng ký và các quy định của pháp luật Việt Nam."
Theo đó các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở một cách bình thường. Ngoài ra còn được tuyển nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng. Tuy nhiên cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?