Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại những nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam?
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại những nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam?
- Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thời hạn bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm những nội dung nào?
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại những nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam?
Việc đặt văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại địa bàn và theo lĩnh vực quy định trong Giấy đăng ký.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại những nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam? (Hình từ Internet)
Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hạn Giấy đăng ký
1. Giấy đăng ký hoạt động có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện có thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn của Giấy đăng ký không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật của nơi thành lập.
2. Giấy đăng ký được gia hạn với thời hạn tương ứng với từng loại và không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật của nơi thành lập.
Như vậy, theo quy định, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Thời hạn của Giấy đăng ký không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật của nơi thành lập.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện gồm các văn bản sau:
a) 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 05 năm tại một hay nhiều địa phương mà quy mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại chỗ;
d) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án đã triển khai trong 03 năm liên tiếp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện (nếu có);
đ) 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Trưởng Văn phòng đại diện gồm các văn bản sau:
- 01 Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu;
- 01 bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện;
- 01 bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp;
- 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện là người nước ngoài. 01 bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực nếu người đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện là công dân Việt Nam;
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài gồm các văn bản sau đây:
(1) 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP: TẢI VỀ
(2) 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
(3) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 05 năm tại một hay nhiều địa phương mà quy mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại chỗ;
(4) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án đã triển khai trong 03 năm liên tiếp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện (nếu có);
(5) 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Trưởng Văn phòng đại diện gồm các văn bản sau:
- 01 Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu;
- 01 bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện;
- 01 bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp;
- 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện là người nước ngoài.
01 bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực nếu người đề nghị chấp thuận làm Trưởng Văn phòng đại diện là công dân Việt Nam;
Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?