Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch khi nào?
- Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch khi nào?
- Tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các khoản thu nào?
- Ai có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài?
Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch khi nào?
Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-NHNN như sau:
Mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán
1. Sau khi được phép phát hành chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành nước ngoài phải đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản tài khoản vốn phát hành chứng khoán mở tại tổ chức tín dụng được phép khác.
3. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch sau khi được phép phát hành chứng khoán tại Việt Nam.
Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các khoản thu nào?
Tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-NHNN như sau:
Sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán
Tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng Việt Nam liên quan đến việc phát hành chứng khoán tại Việt Nam, bao gồm:
1. Phần thu:
a) Thu từ việc chào bán chứng khoán tại Việt Nam;
b) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính tổ chức phát hành nước ngoài để thực hiện chi trả cổ tức, lãi trái phiếu và các nghĩa vụ của tổ chức phát hành nước ngoài liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam.
2. Phần chi:
a) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức phát hành nước ngoài mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Chi trả cổ tức, lãi trái phiếu và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành nước ngoài đối với nhà đầu tư;
c) Chi mua lại chứng khoán của chính mình đã phát hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Các giao dịch chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức phát hành nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các khoản thu sau:
- Thu từ việc chào bán chứng khoán tại Việt Nam;
- Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính tổ chức phát hành nước ngoài để thực hiện chi trả cổ tức, lãi trái phiếu và các nghĩa vụ của tổ chức phát hành nước ngoài liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam.
Ai có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài?
Ai có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
1. Yêu cầu tổ chức phát hành nước ngoài cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam khi mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán.
2. Thực hiện phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản vốn phát hành chứng khoán đối với toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Hướng dẫn tổ chức phát hành nước ngoài thực hiện các thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán và thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản này theo quy định tại Thông tư này.
4. Kiểm tra và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan đến các giao dịch thu, chi được thực hiện trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?
- Văn phòng Chính phủ là gì? Văn phòng Chính phủ do ai đứng đầu? Nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính?
- Sáp nhập xã: Công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì sau sáp nhập xã?
- Người lao động có được nghỉ liên tục 5 ngày đối với dịp lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 không? Hiện nay có bao ngày lễ?
- Tổng diện tích Đồng bằng Sông Hồng sau sáp nhập dự kiến là bao nhiêu? Vùng đồng bằng sông Hồng gồm những tỉnh thành nào?