Tổ chức nước ngoài nào được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
- Tổ chức nước ngoài nào được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế do ai quyết định thành lập?
- Việc xét chọn Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại Hội đồng cấp Bộ được thực hiện ra sao?
Tổ chức nước ngoài nào được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng cho tổ chức
...
2. Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho các tổ chức ngoài ngành y tế và tổ chức nước ngoài có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự phát triển công tác phòng, chống lao và bệnh phổi tại Việt Nam về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và tài chính.
Việc xét tặng cho các tổ chức quy định tại khoản này do thủ trưởng đơn vị đề nghị Hội đồng xét tặng cấp cơ sở xem xét trình Hội đồng cấp Bộ theo thủ tục rút gọn (Không phải thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm của Hội nghị toàn thể viên chức của đơn vị).
Theo quy định trên thì tổ chức nước ngoài có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự phát triển công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại Việt Nam về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và tài chính được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch.
Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi (Hình từ Internet)
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế do ai quyết định thành lập?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập.
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế có từ 9 đến 11 thành viên, gồm:
+ Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương là Chủ tịch Hội đồng.
+ Các thành viên: Chủ nhiệm dự án Phòng, chống lao Quốc gia, đại diện Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng - Bộ Y tế, đại diện Hội đồng khoa học và Hội đồng thi đua Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam và một số đại diện có uy tín trong ngành lao và bệnh phổi.
- Thường trực Hội đồng cấp Bộ:
+ Thường trực Hội đồng cấp Bộ là bộ phận giúp việc cho Hội đồng đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương.
+ Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế và kinh phí hoạt động của Thường trực Hội đồng cấp Bộ do Chủ tịch Hội đồng cấp Bộ quyết định theo thẩm quyền.
Việc xét chọn Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại Hội đồng cấp Bộ được thực hiện ra sao?
Theo Điều 16 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Quy trình xét chọn tại Hội đồng cấp Bộ
1. Thường trực Hội đồng có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở gửi về và tổng hợp trình Hội đồng cấp Bộ xem xét trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
2. Trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ của Thường trực Hội đồng, Hội đồng cấp Bộ họp xét duyệt các hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở trình lên và tiến hành bỏ phiếu kín. Chỉ những cá nhân, tổ chức đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên Hội đồng cấp Bộ theo quyết định thành lập mới được đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định.
3. Thường trực Hội đồng lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch.
Theo đó, xét chọn Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại Hội đồng cấp Bộ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Thường trực Hội đồng có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở gửi về và tổng hợp trình Hội đồng cấp Bộ xem xét trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Bước 2. Trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ của Thường trực Hội đồng, Hội đồng cấp Bộ họp xét duyệt các hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở trình lên và tiến hành bỏ phiếu kín. Chỉ những cá nhân, tổ chức đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên Hội đồng cấp Bộ theo quyết định thành lập mới được đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định.
Bước 3. Thường trực Hội đồng lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?