Tổ chức nào phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ gì?
Tổ chức nào phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức tham gia bảo hiềm tiền gửi như sau:
Tổ chức tham gia bảo hiềm tiền gửi
1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
3. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi là:
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Lưu ý: Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Người được bảo hiểm tiền gửi gồm những ai? Người được bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ gì khi nhận tiền bảo hiểm? (hình từ internet)
Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Theo Điều 5 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi
1. Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật này.
2. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
- Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật này.
- Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 11 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi
1. Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
2. Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Luật này.
3. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
4. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
5. Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
Như vậy, người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ sau:
- Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
- Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Luật này.
- Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
Những hành vi nào bị cấm trong bảo hiểm tiền gửi?
Theo Điều 10 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định các hành vi bị cấm bao gồm:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
- Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?