Tổ chức muốn thành lập trường đại học dân lập phải đáp ứng những điều kiện nào? Tổ chức xin thành lập trường đại học dân lập thì hồ sơ gồm những gì?
Tổ chức muốn thành lập trường đại học dân lập phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Trường đại học dân lập được thành lập sau thời điểm ban hành Quy chế này phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn thành lập trường đại học dân lập phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
- Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước;
- Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Tổ chức muốn thành lập trường đại học dân lập phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức xin thành lập trường đại học dân lập thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này, tổ chức xin thành lập trường gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:
1. Tờ trình về việc xin thành lập trường, trong đó ghi rõ:
a) Tên trường;
b) Tôn chỉ mục đích hoạt động của trường;
c) Địa điểm đặt trụ sở trường;
d) Dự kiến ngành nghề đào tạo và phạm vi hoạt động;
e) Dự kiến quy mô tuyển sinh.
2. Đề án thành lập trường theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
4. Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phù hợp với quy mô tuyển sinh dự kiến theo định mức tương ứng tối thiểu đang áp dụng cho các trường đại học công lập và khả năng đầu tư để phát triển nhà trường.
5. Hồ sơ sử dụng đất, hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường.
6. Danh sách dự kiến Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường; lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự.
7. Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu, kèm theo bản cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường.
8. Bản cam kết trong vòng 10 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức xin thành lập trường đại học dân lập thì hồ sơ gồm:
- Tờ trình về việc xin thành lập trường;
- Đề án thành lập trường theo quy định;
- Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phù hợp với quy mô tuyển sinh dự kiến theo định mức tương ứng tối thiểu đang áp dụng cho các trường đại học công lập và khả năng đầu tư để phát triển nhà trường;
- Hồ sơ sử dụng đất, hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường;
- Danh sách dự kiến Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường; lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự;
- Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu, kèm theo bản cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường;
- Bản cam kết trong vòng 10 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.
Người nào có thẩm quyền công nhận Hiệu trưởng trường đại học dân lập?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Sau khi có quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức xin thành lập trường để:
1. Quyết định công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Quyết định công nhận Hiệu trưởng.
3. Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
4. Phê duyệt kế hoạch, ngành, nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường.
5. Ra quyết định cho phép tuyển sinh.
Như vậy, theo quy định trên người có thẩm quyền ra quyết định công nhận Hiệu trưởng trường đại học là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?