Tổ chức muốn nâng công suất khai thác khoáng sản lên sau khi đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì có cần điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
- Tổ chức muốn nâng công suất khai thác khoáng sản lên sau khi đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì có cần điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản gồm những thành phần nào?
- Trình tự điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như thế nào?
Tổ chức muốn nâng công suất khai thác khoáng sản lên sau khi đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì có cần điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
Các trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 158/2016/NĐ-CP bao gồm:
"a) Trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò nâng cấp trong khu vực khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá mức độ tin cậy của các khối trữ lượng tương ứng đã được phê duyệt trước đó;
b) Khi tổ chức, cá nhân muốn nâng công suất khai thác quá 15% công suất khai thác khoáng sản đã ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Khi có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
d) Khi muốn thay đổi phương pháp khai thác, công nghệ khai thác, trữ lượng được phép huy động vào thiết kế khai thác đã xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ."
Căn cứ quy định trên, nếu công ty bạn muốn nâng công suất khai thác lên so với thông tin đã ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản, trường hợp công suất nâng lên quá 15% thì mới cần tiến hành yêu cầu điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản. Nếu dưới mức này thì không cần thiết.
Điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản gồm những thành phần nào?
Thành phần, hình thức văn bản trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 158/2016/NĐ-CP bao gồm:
(1) Bản chính: Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản; Dự án đầu tư điều chỉnh theo trữ lượng mới được phê duyệt hoặc theo công suất điều chỉnh, thay đổi phương pháp khai thác, công nghệ khai thác kèm theo quyết định phê duyệt; Báo cáo tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản, nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản và các văn bản phê duyệt, cho phép điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền;
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Thuyết minh báo cáo, các bản vẽ kèm theo và quyết định phê duyệt kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Trình tự điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như thế nào?
Trình tự thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định 158/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác loại khoáng sản nào thì nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác loại khoáng sản đó cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ đúng quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
(2) Thẩm định hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra, rà soát văn bản có trong hồ sơ, kể cả kiểm tra tại thực địa;
b) Trường hợp việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản do có thay đổi về trữ lượng khoáng sản được phép khai thác mà phải xác định và điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì thời gian hoàn thành công việc này không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ.
(3) Việc trình hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Thông báo và trả kết quả hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản. Nếu tổ chức, cá nhân muốn nâng công suất khai thác thì cần trên 15% so với công suất khai thác đã ghi trong giấy phép mới cần tiến hành điều chỉnh. Đồng thời, hồ sơ đề nghị điều chỉnh và trình tự điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản cũng được quy định cụ thể như trên để tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan có thể áp dụng thực hiện.
Tải về mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?