Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thế nào?
- Tổ chức mở tài khoản trực tiếp trong giao dịch công cụ nợ là gì?
- Sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm gì?
- Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp trong giao dịch công cụ nợ là gì?
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp trong giao dịch công cụ nợ được giải thích tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán trực tiếp tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và sử dụng các dịch vụ lưu ký, thanh toán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp trong giao dịch công cụ nợ (Hình từ Internet)
Sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm gì?
Sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Đối chiếu, xác nhận và xử lý lỗi giao dịch công cụ nợ
1. Sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp và Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm đối chiếu và xác nhận lại với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
2. Trường hợp thành viên giao dịch là công ty chứng khoán, thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại, tổ chức mở tài khoản trực tiếp nhập sai số hiệu tài khoản tự doanh vào hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện điều chỉnh về đúng số hiệu tài khoản tự doanh của thành viên giao dịch để thực hiện thanh toán giao dịch.
3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện loại bỏ giao dịch và không thanh toán cho các giao dịch lỗi của thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch có trách nhiệm bồi thường tổn thất phát sinh liên quan (nếu có) cho tổ chức, cá nhân có giao dịch đối ứng liên quan do giao dịch không được thanh toán.
4. Việc đối chiếu, xác nhận, xử lý lỗi đối với lệnh thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm đối chiếu và xác nhận lại với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Nếu tổ chức mở tài khoản trực tiếp nhập sai số hiệu tài khoản tự doanh vào hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện điều chỉnh về đúng số hiệu tài khoản tự doanh của thành viên giao dịch để thực hiện thanh toán giao dịch.
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Biện pháp khắc phục tình trạng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ
1. Tổ chức thanh toán tiền gián tiếp tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ được sử dụng tiền vay của ngân hàng thành viên thanh toán theo thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp thỏa thuận hỗ trợ thanh toán của hai bên có quy định sử dụng chứng khoán để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện phong tỏa chứng khoán theo đề nghị của ngân hàng thành viên thanh toán.
2. Ngân hàng thành viên thanh toán, thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại, tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ thông qua nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm để thực hiện thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ.
3. Trường hợp đến thời hạn thanh toán theo quy định mà bên mua vẫn không đủ tiền để thực hiện thanh toán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ lùi thời hạn thanh toán đối với giao dịch tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền theo đề nghị của bên mua đã được bên bán chấp thuận. Việc lùi thời hạn thanh toán được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm để thực hiện thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?