Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm những thành phần nào? Doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng này có quyền gì?
- Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm những thành phần nào?
- Doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 có quyền gì?
- Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng bưu chính KT1) được quy định thế nào?
Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm những thành phần nào?
Theo Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT thì Mạng bưu chính KT1 là Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 37/2021/QĐ-TTg về tổ chức mạng như sau:
Tổ chức Mạng
1. Mạng bưu chính KT1 do Cục Bưu điện Trung ương xây dựng, quản lý, điều hành, khai thác để bảo đảm cung cấp dịch vụ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này: chỉ được kết nối với mạng bưu chính công cộng.
2. Mạng bưu chính KT1 do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, điều hành, khai thác gồm: Hệ thống cơ sở khai thác, điểm phục vụ bưu chính tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến vận chuyển và tuyến phát.
3. Mạng bưu chính công cộng quy định tại khoản 1 Điều này gồm: Hệ thống cơ sở khai thác, điểm phục vụ bưu chính, các tuyến vận chuyển và tuyến phát tại các địa phương.
Theo quy định trên, mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm:
- Hệ thống cơ sở khai thác.
- Điểm phục vụ bưu chính.
- Các tuyến vận chuyển và tuyến phát tại các địa phương.
Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1
(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 có quyền gì?
Căn cứ Điều 10 Quyết định 37/2021/QĐ-TTg quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng
1. Quản lý, điều hành, khai thác mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 để bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương liên tục, bí mật, an toàn, an ninh, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống.
2. Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thực hiện các quy định về kết nối an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
4. Tuân thủ các quy định nghiệp vụ và quy trình về cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
5. Được thanh toán chi phí cho phần kết nối giữa Mạng bưu chính KT1 với mạng bưu chính công cộng.
Theo đó, doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó có quyền quản lý, điều hành, khai thác mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 để bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương liên tục, bí mật, an toàn, an ninh, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng bưu chính KT1) được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 37/2021/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; quy định về việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ; việc thẩm tra tiêu chuẩn chính trị người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; xử lý các trường hợp vi phạm các quy định này đối với hoạt động của Mạng bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ trụ sở điều hành; bảo vệ việc khai thác, vận chuyển và phát bưu gửi KT1 khi có yêu cầu.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương và doanh nghiệp được chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng trong việc thẩm tra tiêu chuẩn chính trị người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi có yêu cầu.
Như vậy, trong việc quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng bưu chính KT1) thì Bộ Công an có những trách nhiệm được quy định tại Điều 15 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?