Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục không?
- Có được gia hạn liên kết giáo dục nhiều lần hay không? Mỗi lần gia hạn không quá năm năm phải không?
- Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục không?
- Liên kết giáo dục có bị chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh không?
Có được gia hạn liên kết giáo dục nhiều lần hay không? Mỗi lần gia hạn không quá năm năm phải không?
Có được gia hạn liên kết giáo dục nhiều lần và mỗi lần gia hạn không quá năm năm được quy định tại Điều 11 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Thời hạn liên kết giáo dục
Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không nhắc đến số lần được gia hạn liên kết giáo dục mà chỉ quy định mỗi lần gia hạn sẽ không quá 05 năm.
Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục không? (Hình từ internet)
Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục không?
Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục được quy định tại Điều 12 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục
1. Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.
2. Điều kiện gia hạn:
a) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong quyết định phê duyệt liên kết;
b) Không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;
c) Thỏa thuận hoặc Hợp đồng hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
4. Thẩm quyền, thủ tục, phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục; nếu liên kết giáo dục không được gia hạn hoặc điều chỉnh thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì không được gia hạn liên kết giáo dục.
Liên kết giáo dục có bị chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh không?
Liên kết giáo dục có bị chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh được quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục
1. Liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị đình chỉ tuyển sinh.
a) Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
b) Bảo đảm học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập;
c) Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
3. Liên kết giáo dục chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Theo đề nghị của các bên liên kết;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh là một trong những trường hợp chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?