Tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Năm tròn của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được hiểu như thế nào?
- Cơ quan nhà nước tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn như thế nào?
- Tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Năm tròn của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Theo đó, năm tròn là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
Năm tròn của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là năm có chữ số cuối cùng là 0.
Ví dụ như: 30 năm, 40 năm, 50 năm,... ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
...
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
...
Như vậy, cơ quan nhà nước tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn như sau:
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác được quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Tại Điều 2 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định tổ chức lễ 30/4 kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm tròn đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể và cá nhân.
- Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước.
- Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua.
- Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.
- Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện trên cơ sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?