Tổ chức kinh tế có quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư không?
- Giá trị rừng là gì?
- Tổ chức kinh tế có quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư không?
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do tổ chức kinh tế đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm nào?
Giá trị rừng là gì?
Giá trị rừng được giải thích tại khoản 12 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
Theo quy định trên, giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
Giá trị rừng là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế có quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư không?
Tổ chức kinh tế khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư có các quyền được quy định tại khoản 3 Điều 80 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn ngân sách nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được tổ chức trồng rừng theo dự toán thiết kế do cơ quan chủ quản nguồn vốn phê duyệt;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Được chuyển nhượng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
Như vậy, tổ chức kinh tế được quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư.
Ngoài ra, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
- Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng;
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
Tổ chức kinh tế được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do tổ chức kinh tế đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm nào?
Tổ chức kinh tế được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do tổ chức kinh tế đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm được quy định tại khoản 6 Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Như vậy, tổ chức kinh tế được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do tổ chức kinh tế đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?