Tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thì có được thực hiện việc khuyến mại hay không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề kinh doanh rượu bia. Cho tôi hỏi tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thì có được thực hiện việc khuyến mại hay không? Câu hỏi của anh Quốc Tuấn ở Bình Dương.

Tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thì có được thực hiện việc khuyến mại hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Theo quy định trên, tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thì không được thực hiện việc khuyến mại.

Khuyến mại rượu bia

Khuyến mại rượu bia (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thực hiện khuyến mại thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia như sau:

Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
2. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên.
3. Sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
4. Khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ không tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại.

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thực hiện khuyến mại thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thực hiện khuyến mại không?

Căn cứ khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Bên cạnh đó tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

Theo đó thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng (đối với cá nhân) và đến 50.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.

Như vậy, tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thực hiện khuyến mại thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt tổ chức này.

Kinh doanh rượu bia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ quán bán rượu bia không có biển cảnh báo khách hàng không chạy xe sau khi uống rượu, bia thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bán lẻ rượu cho người chưa đủ 18 tuổi chủ quán bị phạt bao nhiêu tiền? Để được bán lẻ rượu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Bán rượu bia trên sàn thương mại điện tử mà không đáp ứng đủ điều kiện thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh rượu bia có được sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu bia không?
Pháp luật
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là gì? Thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Rượu bán thành phẩm là gì? Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có phải dán tem hay không?
Pháp luật
Kinh doanh quán bia cả ngày lẫn đêm và gây ồn ào có bị xử lý không? Nếu có thì hình thức xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có được buôn bán rượu bia tại khu vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi không? Nếu không thì mức phạt tiền là bao nhiêu khi vi phạm?
Pháp luật
Nhận người chưa đủ 18 tuổi vào cửa hàng bán rượu bia được không? Nếu bị phát hiện có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên thì có được thực hiện việc khuyến mại hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh rượu bia
1,980 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh rượu bia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh rượu bia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào